Bài viết tuyên truyền phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Lượt xem: 34

    Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Đanh-giơ gây ra,  muỗi vằn là vật chủ trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người lành, sự nguy hiểm của sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng ngừa, bệnh thường gây thành dịch lớn với nhiều người mắc, dễ gây tử vong do máu bị cô đặc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

           Để chủ động phòng chống dịch, bệnh sốt xuất huyết Trạm y tế xã thông báo và đề nghị nhân dân thực hiện tốt một số biện pháp phòng chống dịch như sau:

          I. Đặc điểm của muỗi vằn

           - Muỗi nhỏ có màu đen, trên thân, chân có đốm trắng nên gọi là muỗi vằn, muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, sáng sớm và chiều tối,

          - Muỗi vằn thường trú đậu ở góc nhà, xó tối trong nhà, trên giá treo quần áo,

          - Muỗi vằn đẻ trứng sinh sản ở các bể chứa nước, nơi chứa đựng nước và các dụng cụ, phế thải chứa nước sạch xung quanh nhà, trứng nở thành bọ gậy, loăng quăng rồi phát triển thành muỗi, muỗi phát triển mạnh vào mùa mưa và thời tiết có nền nhiệt độ trên 20 độ C.

          II. Cách phát hiện bệnh

           - Bệnh khởi phát sốt cao đột ngột liên tục trên 39 độ C, kéo dài 2 đến 7 ngày,kèm theo đau đầu, đau mỏi toàn thân, giống như bệnh cảm cúm thông thường.

          - Từ ngày thứ 4 của bệnh trở đi thì xuất hiện xuất huyết, các dạng xuất huyết thường gặp là:

          + Xuất huyết dưới da: có thể là dạng chấm, nốt xuất huyết, lớn hơn là mảng xuất huyết dưới da.

          + Xuất huyết niêm mạc: Hay gặp nhất là chảy máu cam, hoặc chảy máu chân răng.

          - Triệu chứng khác: Huyết áp giảm hoặc tụt, đau vùng gan, gan to, có biểu hiện mất nước nặng, máu bị cô đặc, có thể có sốc nặng gây tử vong.

           III. Biện pháp phòng bệnh Sốt xuất huyết: Với chủ chương “ Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết ”

          1- Các cơ quan, đơn vị, các thôn xóm tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, diệt muỗi, diệt bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết.

          2- Diệt bọ gậy và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi

           - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước lớn để muỗi không vào đẻ trứng.

           - Thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy bằng cách thả cá cờ, cá rô vào dụng cụ chứa nước lớn để diệt bọ gậy, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ, vật dụng không chứa nước.

          - Hàng tuần các gia đình dành thời gian loại bỏ, thu gom các vật liệu phế thải, và làm sạch các hốc nước tự nhiên không cho muỗi vào đẻ trứng như: bể cảnh, lọ hoa, chai, lọ, mảnh sành, lu vại vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe cũ, gáo dừa, bẹ lá......

           3- Diệt muỗi trưởng thành bằng phun hóa chất diệt muỗi, hoặc dùng vợt bắt muỗi, hoặc xua đuổi muỗi...... để phòng chống dịch.

            4- Tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, mặc quần áo dài tay phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.

          5- Khi có người bị sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết không được tự ý điều trị và truyền dịch tại nhà. phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.

                                                                                  TM.TRẠM Y TẾ XÃ

                                                                                   Bác sỹ Nguyễn Văn Viện

Tin mới







anh tin bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 226
  • Trong tuần: 1 301
  • Tất cả: 90416
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thịnh - Nghĩa Hưng - Nam Định
              Địa chỉ: Xã Nghĩa Thịnh - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
              Email:
                       SĐT : 
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang