Đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh
Lượt xem: 653
I. Khái quát đặc điểm, tình hình Nghĩa Thịnh vị trí ở phía Bắc huyện Nghĩa Hưng, có diện tích đất tự nhiên: 862,95 ha, trong đó đất nông nghiệp: 609,39 ha, dân số 8.637 người, 2.560 hộ, nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa, làm công nhân và lao động tự do tại địa phương và các xã lân cận. Những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tình hình kinh tế, xã hội của xã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7-8%. Năng suất lúa hàng năm đạt từ 125- 130 tạ/ ha. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ có tiến bộ, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng trong xã được đầu tư xây dựng đồng bộ làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong xã có nhiều chuyển biến tiến bộ. Đảng bộ có 430 Đảng viên sinh hoạt ở 18 chi bộ, trong đó có 13 chi bộ thôn xóm, 03 chi bộ trường học và 01 chi bộ y tế, 01 chi bộ công An. Trong những năm gần đây số chi bộ trực thuộc Đảng ủy đạt trong sạch vững mạnh đạt 85% trở lên, Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt 80% trở lên. Đảng bộ, chính quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt trong sạch vững mạnh; MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và một số đoàn thể khác như: Hội người cao tuổi, hội cựu giáo chức, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ...Các tổ chức hội đều hoạt động tốt. Đó là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

II. Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

1. Kết quả đạt được

1.1. Về chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện

Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thịnh đã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Ban gành, đoàn thể ở địa phương trú trọng; kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình tổ chức đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Xác định vai trò tầm quan trọng trong nhận thức đúng đắn về mục địch, ý nghĩa của việc triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

1.2. Về đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

a) Kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật:

- Có 5/5 tiêu chí tiếp cận pháp luật đạt từ 50% trở lên tổng số điểm tối đa

- Tổng số điểm bị trừ: 0 điểm

- Tổng số điểm đạt được của 5 tiêu chí: 93.7/100 điểm; số điểm sau khi làm tròn: 94 điểm.

b) Đối chiếu với các điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

- Điều kiện về tổng số điểm của từng tiêu chí (nêu rõ đạt hay chưa đạt): Đã đạt

- Điều kiện về tổng số điểm đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính (nêu rõ đạt hay chưa đạt): Thủ tục hành chính đã đạt.

- Điều kiện về cán bộ công chức cấp xã vi phạm kỷ luật theo quy định: Không có cán bộ, công chức bị kỷ luật.

c) Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và kết quả cuộc họp Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thịnh, Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thịnh tự đánh giá: Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

2. Những tác động (tích cực, tiêu cực) của việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật (đối với việc cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân đối với thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tháo gỡ kịp thời mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn cấp xã).

- Ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân  trong thi hành và chấp hành pháp luật được nâng cao, thu hút các tổ chức, đoàn thể ở xã tham gia; tăng cường cơ chế phối hợp phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy, khuyến khích và thu hút sự quan tâm Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác tiếp cận pháp luật;

- Tạo điều kiện cho việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật;

- Thông qua đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các xã, phương, thị trấn đều thấy được thực trạng tiếp cận pháp luật của địa phương mình để từ đó có giải pháp cải thiện các điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;

- Kết quả đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các xã, phường, thị trấn đã có những tác động tích cực đến việc bảo đảm điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở;

 - Tăng cường trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm cơ sở vật chất, các điều kiện khác nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở từ đó có giải pháp xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giúp cán bộ, công chức trong thi hành công vụ nhận thức được những ưu điểm, tồn tại và hạn chế để từ đó rút ra kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục, nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ đối với nhân dân;

- Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật còn giúp người dân ở cơ sở nắm bắt, thực hiện và được quyền tiếp cận thông tin liên quan đến đời sống của mình; phát huy quyền dân chủ trực tiếp; người dân được tham gia bàn bạc và quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống khu dân cư cũng như được hưởng những chính sách xã hội theo quy định;

3. Thuận lợi, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Nhiểu tiêu chí, chỉ tiêu chưa rõ ràng, chung chung, định tính, đã dẫn tới cách hiểu, cách vận dụng chưa thống nhất, gây khó khăn trong việc chấm điểm, cũng như đánh giá kết quả; một số chỉ tiêu chưa thực sự phù hợp, còn có khoảng cách so với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng địa phương; các tiêu chí, chỉ tiêu  còn có sự trùng lắp, chồng chéo, mâu thuẫn với một số tiêu chí, chỉ tiêu, chỉ số trong các bộ tiêu chí có liên quan đang áp dụng trong thực tiễn; thực trạng công tác tổng hợp, thống kê trong các lĩnh vực quản lý hiện nay chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra của hoạt động đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu…

- Việc triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn pháp luật của chính quyền cơ sở còn chậm, thiếu các điều kiện bảo đảm để triển khai, tổ chức thực hiện

          III. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

- Việc quán triệt, tổ chức triển khai Thông tư 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các hoạt động liên quan đến đánh giá địa phương đạt chẩn tiếp cận pháp luật được triển khai ở các cấp còn chậm, có lúc, có nơi còn lúng túng; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói chung, trong đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng còn hạn chế; điều kiện bảo đảm cho người dân tiếp cận pháp luật ở các địa phương còn hạn chế, nhất là ở cơ sở có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Nguyên nhân của những tồn tại trên một phần là do tiếp cận pháp luật nói chung, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở nói riêng là một nhiệm vụ mới thực hiện, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên gặp không ít khó khăn, công tác triển khai, đánh giá còn chậm. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan chưa chặt chẽ. Nguồn lực để đảm bảo thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật như đội ngũ công chức thực thi pháp luật chưa đảm bảo. Hiện nay Công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện  nhiều chức năng, nhiệm vụ trong đó trọng tâm là công tác hộ tịch, chứng thực phải thực hiện thường xuyên, liên tục nên chưa dành nhiều thời gian để tham mưu triển khai xây dựng và tự đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

IV. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật cho người dân

- Người dân và mỗi cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, để từ đó thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ có liên quan; tổ chức thực thi tốt các hoạt động công vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Để thực hiện tốt yêu cầu này, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó chính quyền cơ sở giữ vai trò nòng cốt. Từ nhận thức đúng đắn đó, cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc nội dung, nhiệm vụ, quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở đến toàn thể cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị mà trước hết và chủ yếu là đội ngũ cán bộ chủ chốt, trực tiếp được giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến chuẩn tiếp cận pháp luật ở cơ sở.

- Cần tiếp tục đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của từng chức danh, cơ quan, đơn vị, rà soát các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực được giao để đề ra các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục rà soát các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nhằm xây dựng địa phương đạt chuẩn.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các thiết chế được giao nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và bộ máy bảo đảm thực hiện các thiết chế pháp luật; bố trí đủ nguồn lực kinh phí, cơ sở vật chất gắn với trách nhiệm xây dựng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo Thông tư 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp.

- Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện theo quy định để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh, phân tích, làm rõ nguyên nhân; rút ra những mô hình, cách làm hay, hiệu quả để nhân rộng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở.

- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Lồng ghép xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và xóa đói, giảm nghèo.

Tin mới







anh tin bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thịnh - Nghĩa Hưng - Nam Định
              Địa chỉ: Xã Nghĩa Thịnh - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
              Email:
                       SĐT : 
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang