CHỊ TRẦN THỊ SÁNG KHỞI NGHIỆP VỚI MÔ HÌNH “NUÔI CHIM BỒ CÂU PHÁP”
Lượt xem: 314

              Chị Trần Thị Sáng là hội viên trẻ chi hội Phụ nữ Hải Sơn, xã Nghĩa Thịnh, trải qua nhiều nghề, đi nhiều nơi để kiếm sống nuôi con, thấm nỗi vất vả, nhọc nhằn. Chị luôn trăn trở, suy nghĩ: người phụ nữ không thể đi làm ăn xa mãi, phải kiếm cái gì đó để vừa làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, vừa gần gũi chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.

Chị Sáng sinh trưởng ở Hưng Yên, lấy chồng về quê hương Nghĩa Thịnh. Gia đình chồng chị sẵn có nghề nuôi chim bồ câu ta quy mô nhỏ từ trước và ở Hưng Yên chị cũng có người họ hàng đang làm mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Vì vậy, chị quyết tâm học hỏi để am hiểu về đặc tính, thức ăn, quá trình sinh trưởng, phòng, chống dịch bệnh… của giống bồ câu này. Cuối năm 2017, chị đưa giống bồ câu Pháp về nuôi lấy giống. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên ban đầu việc chăn nuôi của chị gặp khá nhiều khó khăn. Nhiều khi trứng chim đang ấp bị ung hoặc chim non bị chết, ngay cả đến bồ câu thịt vốn khỏe mạnh mà bỗng nhiên cũng bị bệnh… không phát hiện và điều trị kịp thời lượng chim chết khá nhiều gây tổn thất lớn về giống, vốn. Khó khăn chồng chất khó khăn, có những lúc chị thực sự tủi thân vì chỉ có một mình mà công việc nhiều khi không thể để đến ngày hôm sau, phải cố đến quá nửa đêm về sáng. Tuy vậy, chị vẫn không nản và quyết tâm điều chỉnh lại quy trình chăn nuôi. Chị dành nhiều thời gian để theo dõi, quan sát, ghi chép thông tin về mọi thay đổi, thói quen của loài chim này. Ngoài ra chị sử dụng máy hỗ trợ ấp trứng để giảm tỷ lệ trứng ung, cho chim ấp trứng giả, rút ngắn số ngày ấp từ 18 xuống 12 ngày,…

Đến tháng 6/2018, được sự động viên của gia đình, chị quyết định vay vốn để mở rộng quy mô gia trại lên hơn 100 m2, tổng đàn 500 đôi, đầu tư đầy đủ hệ thống đèn điện, quạt chiếu sáng và máy ấp trứng, tổng số tiền đầu tư ban đầu khoảng 350 triệu đồng, trong đó chị được hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội là 35 triệu đồng và vốn nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 12 triệu đồng. Số vốn vay được tuy không nhiều nhưng cũng góp phần không nhỏ để giúp chị trong những ngày đầu khởi nghiệp đầy khó khăn.Chắt lọc từng chút kiến thức quý báu, đến nay sau 4 năm, đàn chim bồ câu của gia đình chị sinh trưởng, phát triển tốt, số chim sinh sản tăng lên. Với nguồn giống dồi dào, chị vừa nuôi chim, bán chim thịt và bán chim giống. 

Bên cạnh đó chị còn áp dụng hình thức kinh doanh online để nhiều người biết đến sản phẩm của mình một cách nhanh chóng, tiện lợi và luôn giữ uy tín với khách hàng.

          Giá bồ câu khá ổn định, bồ câu thịt là 130 nghìn đồng/đôi, giá bồ câu giống là 180 nghìn đồng/đôi, …Trừ các chi phí, mỗi tháng gia đình chị cũng thu nhập khoảng 5-7 triệu đồng, dự tính sau khi sản phẩm xuất đều, thu nhập còn tăng thêm nữa.

Để đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại, gia đình chị đã đầu tư xây dựng hầm Biogas khép kính kèm 3 bể lắng, cải thiện môi trường, giảm thiểu tối đa nước thải ra ngoài môi trường. Gia đình sử dụng gas nấu ăn, còn phần bã sau khi được phân hủy đem trộn với đất trồng rau hay trồng cây ăn quả, bón cho lúa. Lượng phân bón dồi dào giúp cải thiện đất tốt, chống đất bạc màu.

Gia đình cChắt lọc từng chút kiến thức quý báu, đến nay sau 4 năm, đàn chim bồ câu của gia đình chị sinh trưởng, phát triển tốt, số chim sinh sản tăng lên. Với nguồn giống dồi dào, chị vừa nuôi chim, bán chim thịt và bán chim giống. 

Bên cạnh đó chị còn áp dụng hình thức kinh doanh online để nhiều người biết đến sản phẩm của mình một cách nhanh chóng, tiện lợi và luôn giữ uy tín với khách hàng.

          Giá bồ câu khá ổn định, bồ câu thịt là 130 nghìn đồng/đôi, giá bồ câu giống là 180 nghìn đồng/đôi, …Trừ các chi phí, mỗi tháng gia đình chị cũng thu nhập khoảng 5-7 triệu đồng, dự tính sau khi sản phẩm xuất đều, thu nhập còn tăng thêm nữa.

Để đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại, gia đình chị đã đầu tư xây dựng hầm Biogas khép kính kèm 3 bể lắng, cải thiện môi trường, giảm thiểu tối đa nước thải ra ngoài môi trường. Gia đình sử dụng gas nấu ăn, còn phần bã sau khi được phân hủy đem trộn với đất trồng rau hay trồng cây ăn quả, bón cho lúa. Lượng phân bón dồi dào giúp cải thiện đất tốt, chống đất bạc màu.

Gia đình chị có hướng đầu tư thêm vào chuồng trại để ngày càng đáp ứng hơn nữa quy trình nuôi chim.

Mô hình của chị Sáng là mô hình khởi nghiệp mới giúp chị làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình.hị có hướng đầu tư thêm vào chuồng trại để ngày càng đáp ứng hơn nữa quy trình nuôi chim.

Mô hình của chị Sáng là mô hình khởi nghiệp mới giúp chị làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình. 

Tin mới







anh tin bai
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thịnh - Nghĩa Hưng - Nam Định
              Địa chỉ: Xã Nghĩa Thịnh - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
              Email:
                       SĐT : 
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang